linhphandr@gmail.com
+84 978 522 626

HÀNH MỖI NGÀY : Tiêu chí C9.4

C9.4 Sử dụng thuốc an toàn, hợp lý

 • Quyết định số 04/2008/QĐ-BYT ngày 01/02/2008.

• Thông tư số 23/2011/TT-BYT ngày 10/6/2011 hướng dẫn sử dụng thuốc trong các cơ sở y tế có giường bệnh.
• Thông tư số 31/2012/TT-BYT ngày 20/12/2012 hướng dẫn hoạt động Dược lâm sàng trong bệnh viện.
•  Sử dụng thuốc an toàn, hợp lý giúp điều trị hiệu quả, giảm số ngày nằm viện, giảm chi phí điều trị, giảm gánh nặng bệnh tật cho người bệnh và cộng đồng.
 
Các hướng dẫn quy trình cần xây dựng và ban hành theo nội dung của tiêu chí.
A. 5 ĐÚNG KHI SỬ DỤNG THUỐC
1. Đúng người bệnh: một trong những phần quan trọng trong việc dùng thuốc là phải đảm bảo rằng thuốc được được đưa vào đúng người bệnh. Có nhiều người bệnh giống nhau về tên, họ, tuổi vì vậy để tránh nhầm lần là khi có 2 người bệnh giống nhau ta nên sắp xếp giường khác phòng nhau hoặc nếu không có thể cho họ nằm ở 2 vị trí cách xa nhau, và điều quan trọng nhất là ta phải hỏi tên họ, số giường, số phòng, trước khi dùng thuốc.
 
2. Đúng thuốc: khi dùng thuốc cho người bệnh, người điều dưỡng phải đọc nhãn thuốc 3 lần vào 3 thời điểm sau: 
− Khi lấy thuốc ra khỏi tủ hoặc nơi cất giữ. 
− Khi lấy thuốc ra khỏi vật chứa: lọ, ống, chai thuốc. 
− Trước khi trả chai, lọ thuốc về chỗ cũ hoặc bỏ vào thùng rác.
 
3. Đúng liều: sự tính toán liều cần phải được chính xác do vậy để tránh nhầm lẫn người điều dưỡng cần phải lấy thuốc trong môi trường hoàn toàn yên tĩnh, phải chú tâm cao độ, không làm việc gì khác, đôi khi cũng cần kiểm tra lại sự tính toán của mình bằng cách so với các điều dưỡng khác. Sau khi tính toán liều thuốc chính xác, người điều dưỡng phải biết dùng dụng cụ đo lường chính xác từng ml hay từng giọt một, việc bẻ đôi một viên thuốc nên dùng dụng cụ cắt thuốc cho cân xứng. Với số lượng thuốc quá nhỏ vài giọt ta có thể cho trực tiếp vào miệng người bệnh hoặc cho một ít nước vào ly trước khi cho thuốc vào để tránh thuốc dính vào ly.
 
4. Đúng đường dùng thuốc: khi sử dụng thuốc ngưởi điều dưỡng cần phải kiểm tra chắc chắn thuốc dùng cho đường nào: uống, ngoài da, niêm mạc hay tiêm vì nếu nhầm lẫn thì sẽ gây hậu quả rất nghiêm trọng. Ví dụ: thuốc dùng ngoài da lại đem uống sẽ gây ngộ độc những chất không thể hấp thu qua niêm mạc tiêu hoá hoặc thuốc dùng tiêm bắp lại dùng tiêm tĩnh mạch có thể gây thuyên tắc mạch vì thuốc tiêm bắp có thể có tính chất không tan trong máu.
 
5. Đúng thời gian: điều dưỡng phải biết vì sao một số thuốc được cho y lệnh vào một số giờ nhất định trong ngày, ví dụ: thuốc lợi tiểu không nên dùng sau 15 giờ vì người bệnh có thể đi tiểu ban đêm gây mất giấc ngủ, hoặc một số thuốc như kháng sinh cần duy trì nồng độ thuốc đều trong máu do phải cách mỗi 8 tiếng hoặc 12 tiếng dùng thuốc một lần. Nếu như ta không thực hiện đúng thì hiệu quả của việc điều trị sẽ giảm và đôi khi sẽ mất tác dụng và có thể gây nặng thêm cho người bệnh.
 
B. QUY TRÌNH CHUYÊN MÔN DƯỢC
- QUY TRÌNH GIÁM SÁT SAI SÓT KHI SỬ DỤNG THUỐC
- QUY TRÌNH GIÁM SÁT ADR
 
Link tải về quy trình tham khảo
 
C . DANH MỤC LASA BỆNH VIỆN
 
 
D. CÁC TIỂU MỤC CẦN CHÚ Ý VÀ CÂN NHẮC
 
20. Thực hiện được việc ra lẻ thuốc cho từng người bệnh và cung cấp đủ thông tin: tên, tuổi người bệnh; tên thuốc, đường dùng, liều dùng, thời gian dùng thuốc.
=> Để làm được việc này thì vấn đề đặt ra lớn nhất đó là nhân lực. Do theo quy định việc ra lẻ thuốc cho từng người bệnh phải được thực hiện bởi Dược sỹ. Do đó nếu muốn thực hiện được tiểu mục này cần căn cứ vào quy mô, nhu cầu của bệnh viện và nhân lực hiện tại để phân công nhân sự phụ trách.
 
21. Sử dụng thông tin về hiệu quả và độ an toàn của thuốc để khuyến cáo thay đổi, bổ sung danh mục thuốc dùng trong bệnh viện, chỉ định dùng thuốc của thầy thuốc, hướng dẫn điều trị và các quy trình chuyên môn khác trong bệnh viện.
=> Đơn vị thông tin thuốc của bệnh viện phụ trách tiểu mục này. Bệnh viện cần chú ý cập nhật thường xuyên các thông tin, cũng như Lãnh đạo khoa Dược có trách nhiệm theo dõi, giám sát việc cập nhật, thay đổi hoặc bổ sung các thông tin liên quan đến danh mục thuốc bệnh viện, các khuyến cáo, quy trình chuyên môn….
 
22. Xây dựng và thực hiện quy trình giám sát điều trị thông qua việc theo dõi nồng độ thuốc trong máu.
=> Về cơ bản đây là một tiểu mục khá khó thực hiện do điều kiện về cơ sở vật chất và trang thiết bị phục vụ công tác này. Trong giới hạn bài viết hôm nay xin được giới thiệu sơ lược về một số thông tin tổng quan liên quan:
 
Ý nghĩa của nồng độ thuốc trong huyết tương
Nồng độ thuốc trong huyết tương phản ánh lượng thuốc tồn tại trong huyết tương tại một thời điểm nhất định. Nồng độ thuốc trong huyết tương có thể đo được bằng các phương pháp thích hợp.
 
Việc xác định nồng độ thuốc có tác dụng tại mô không phải dễ dàng, (ví dụ nồng độ thuốc tại mô phổi trong điều trị viêm phổi), với các thuốc yêu cầu phải đạt được nồng độ cao tại cơ quan đích khi dùng thuốc đúng liều nồng độ thuốc trong huyết tương sẽ giúp chúng ta trong điều trị. Ví dụ dùng kháng sinh cần đủ liều để đạt nồng độ thuốc trong huyết tương đạt nồng độ ức chế tối thiểu (MIC là nồng độ tối thiểu có hiệu lực điều trị).
 
TÀI LIỆU THAM KHẢO:
 
 
23. Có phần mềm theo dõi và quản lý lịch sử dùng thuốc của người bệnh (personnal medicine/individual medicine).
=> Khoa Dược, Hội đồng thuốc phối hợp với bộ phận Công nghệ thông tin bệnh viện để tiến hành việc phát triển phần mềm riêng cho bệnh viện hoặc bệnh viện tiến hành thuê khoán, mua từ các đơn vị cung ứng bên ngoài.
 
Nguyễn Quang Vinh

 

THÔNG TIN KHÁC

Bản quyền thuộc về CLB QLCL-ATNB

© 2014 Thiết kế bởi QPS Team